Facebook là nền tảng xã hội được ra mắt vào năm 2004, thuộc sở hữu tập đoàn Meta. Tính đến cuối tháng 03/2021, Facebook đã có hơn 2.85 tỷ người dùng hoạt động mỗi tháng và là ứng dụng xã hội số 1 thế giới. Không những vậy, đây cũng là kênh tiếp thị tiềm năng được nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ lựa chọn, kết hợp với hình thức Facebook Ads để đưa sản phẩm đến gần hơn với người dùng. Vậy Facebook Ads là gì? Tại sao nên sử dụng Facebook Ads trong kinh doanh?
Facebook Ads là gì?
Facebook Ads (viết tắt của Facebook Advertising) là một dịch vụ quảng cáo của Facebook có trả phí, nhằm ưu tiên hiển thị các chương trình khuyến mãi, sự kiện, sản phẩm/dịch vụ,… đến khách hàng tiềm năng trên Facebook hoặc các nền tảng xã hội có liên kết với Facebook.
Cách nhận biết Facebook Ads
Khác hoàn toàn với bài đăng thông thường, một post được chạy quảng cáo sẽ có những đặc điểm, dấu hiệu nhận biết, vị trí xuất hiện riêng biệt:
- Dưới tên fanpage sẽ xuất hiện dòng chữ nhỏ “Sponsored” (được tài trợ).
- Nút “Like Page” ở góc phải trên bài viết.
- Nút “Sign Up”, “Learn more” hoặc “Mua ngay”,… ở góc phải dưới bài viết (CTA)
- Vì Instagram thuộc sở hữu của Facebook, nên các nền tảng này sẽ được liên kết với nhau và bài post được quảng cáo cũng có thể xuất hiện bên Instagram.
Facebook Ads hoạt động như thế nào?
Trước khi tìm hiểu về quá trình hoạt động của Facebook Ads, bạn nên xác định mình cần những gì để bắt đầu chạy quảng cáo Facebook. Theo trình tự như sau:
- Xác định mục tiêu kinh doanh – lý do cần chạy quảng cáo Facebook
Để chọn mục tiêu quảng cáo phù hợp, hãy trả lời cho câu hỏi “kết quả quan trọng nhất mà tôi muốn nhận từ quảng cáo này là gì?” – Dựa trên doanh số bán hàng, lượt tải xuống ứng dụng hoặc nâng cao nhận diện thương hiệu,…
- Đặt ngân sách mỗi ngày hoặc mặc định cho quảng cáo
Nhập ngân sách hàng ngày hoặc mặc định mà bạn muốn. Sau đó chọn khoảng thời gian bạn muốn quảng cáo của mình được hiển thị.
- Hiểu biết về những người bạn muốn tiếp cận
Chọn khách hàng mục tiêu
Tùy thuộc vào sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp cung cấp, bạn sẽ target đối tượng tiếp cận khác nhau như tuổi tác, vị trí, hành vi, sở thích, giới tính,…
Chọn vị trí chạy Facebook Ads
Tiếp theo, bạn chọn nơi muốn chạy quảng cáo: Facebook, Instagram, các ứng dụng và trang web mạng đối tượng thông minh của Facebook (FAN). Ở bước này, bạn cũng có thể chọn chạy quảng cáo trên một số thiết bị di động nhất định.
- Chuẩn bị ảnh, video cho quảng cáo
Bạn có thể chọn hiển thị một hoặc nhiều hình ảnh, video trong quảng cáo của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn tạo quảng cáo trình chiếu, quảng cáo canvas.
- Đặt đơn hàng
Khi bạn gửi đơn đặt hàng Facebook Ads, quảng cáo sẽ được đưa vào phiên đấu giá. Sau đó, bạn đợi Facebook kiểm tra nội dung có vi phạm chính sách quảng cáo của Facebook hay không. Nếu được duyệt, quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị trên newfeed của những khách hàng tiềm năng mà bạn đã chọn.
Bạn cũng có thể theo dõi hiệu suất của quảng cáo dựa trên nhiều chỉ số, điển hình như CTR, CPC, CPM,…
Các loại Facebook Ads
Facebook Ads sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi bạn xác định được mục tiêu kinh doanh của mình là gì. Vì đối tượng đầu tiên bạn chọn khi tạo quảng cáo trên Facebook là mục tiêu. Khi đã có mục tiêu cụ thể, bạn sẽ tìm được hướng đi rõ ràng cho chiến lược mà mình sắp thực hiện. Vậy “Nên chọn loại Facebook Ads nào?”, câu trả lời nằm ở chính bạn! Hãy cân nhắc xem mình đang quảng cáo vì mục đích gì.
Quảng cáo theo mục tiêu
Mức độ nhận biết: Mục tiêu gia tăng sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Từ đó, nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.
Mục tiêu | Mục đích quảng cáo Facebook |
Mức độ nhận biết thương hiệu | Tăng mức độ nhận biết của mọi người về doanh nghiệp, thương hiệu hoặc dịch vụ của bạn. |
Số người tiếp cận | Hiển thị quảng cáo của bạn đến với nhiều người nhất có thể, sao cho phù hợp với các mục tiêu đối tượng mà bạn đặt ra. |
Cân nhắc: Mục tiêu làm cho mọi người nghĩ đến và tìm kiếm thêm thông tin về doanh nghiệp của bạn đầu tiên.
Mục tiêu | Mục đích quảng cáo Facebook |
Lưu lượng truy cập | Đưa mọi người từ Facebook đến bất kỳ nơi nào bạn chọn, chẳng hạn như trang web, bài viết trên blog, ứng dụng, cuộc gọi điện thoại,… |
Lượt tương tác | Tăng số người theo dõi trang hoặc tương tác với bài viết thông qua việc thích, bình luận và chia sẻ. |
Lượt xem video | Hiển thị video của bạn tới những người có khả năng sẽ quan tâm và xem hết video. |
Tin nhắn | Hiển thị quảng cáo để mọi người tương tác với bạn qua Messenger, Instagram Direct và WhatsApp. |
Lượt cài đặt ứng dụng | Hiển thị quảng cáo cho những người có nhiều khả năng sẽ tải xuống và tương tác với ứng dụng của bạn nhất. |
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng | Tổng hợp thông tin của những người quan tâm đến doanh nghiệp của bạn thông qua mẫu, cuộc gọi hoặc đoạn chat. |
Chuyển đổi: Mục tiêu khuyến khích những người quan tâm đến doanh nghiệp bạn mua hàng hay sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Mục tiêu | Mục đích quảng cáo Facebook |
Chuyển đổi | Hiển thị quảng cáo với những người có nhiều khả năng sẽ thực hiện hành động nhất, chẳng hạn như mua hàng hoặc gọi cho bạn qua thông tin để lại từ trang web. |
Lượt ghé thăm cửa hàng | Nối liền quá trình mua sắm online và offline của mọi người bằng cách thúc đẩy lượt ghé thăm cửa hàng thực của bạn khi khách hàng ở gần đó. |
Doanh số theo danh mục | Sử dụng đối tượng mục tiêu để hiển thị cho khách hàng những quảng cáo chứa các mặt hàng trong danh mục. |
Hãy cùng kiểm chứng xem, liệu loại quảng cáo nào phù hợp nhất với mục tiêu kinh doanh của bạn thông qua bảng dưới đây.
Loại quảng cáo | Mục tiêu kinh doanh |
Quảng cáo trang | Tăng mức độ nhận biết của khách hàng về phía doanh nghiệp/công ty và thu hút lượt thích trang. |
Quảng cáo doanh nghiệp tại địa phương | Tiếp cận những người ở gần doanh nghiệp hoặc một địa phương cụ thể. |
Quảng cáo bài viết | Tiếp cận những người có nhiều khả năng tương tác với bài viết của bạn hơn. Hoạt động tương tác bao gồm bày tỏ cảm xúc, bình luận hoặc chia sẻ quảng cáo. |
Quảng cáo bài viết có video | Chia sẻ video về doanh nghiệp bạn với những người có nhiều khả năng xem nhất trên Facebook |
Quảng cáo sự kiện | Tạo sự chú ý và quan tâm cho sự kiện sắp tới, đồng thời khuyến khích người xem tham dự |
Quảng cáo bằng nút (kêu gọi hành động CTA) | Khuyến khích mọi người thực hiện “chốt đơn” thông qua nút kêu gọi hành động trên Trang, ví dụ như Mua ngay, Gửi tin nhắn hoặc Đăng ký. |
Thu hút thêm khách truy cập trang web | Kéo traffic cho website, giúp website lên top, bán được hàng. |
Quảng cáo ứng dụng | Khuyến khích mọi người tải xuống ứng dụng của doanh nghiệp bạn |
Thu hút thêm khách hàng tiềm năng | Tìm kiếm những người quan tâm đến doanh nghiệp hoặc sản phẩm của bạn, sau đó thu thập thông tin của họ. |
Thu hút thêm lượt mua trên web | Khuyến khích mọi người mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trên mạng. |
Quảng cáo theo loại hình
Ngoài những hình thức quảng cáo theo mục tiêu kể trên, bạn có thể tham khảo thêm các hình thức quảng cáo dưới đây:
- Hình ảnh: dù mục tiêu kinh doanh của bạn là gì thì quảng cáo ảnh trên Facebook là cách tuyệt vời để nâng cao mức độ nhận biết về việc bạn là ai và bạn làm gì.
- Video: bạn có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của mình qua video. Bạn có thể tạo quảng cáo video trong Trình quản lý quảng cáo hoặc quảng cáo bài viết có chứa video trên Trang Facebook.
- Trình chiếu: sử dụng hình ảnh chất lượng cao để tạo quảng cáo bản trình chiếu. Hình ảnh của bạn phải có độ phân giải tối thiểu 1.080 x 1.080 pixel và tỷ lệ khung hình 16:9 hoặc 1:1. Nếu có kích thước khác nhau, các hình ảnh của bạn sẽ tự động được cắt thành tỷ lệ 16:9 hoặc 1:1.
- Carousel Ads (Quảng cáo quay vòng): bạn có thể hiển thị lên đến 10 hình ảnh hoặc video trong một quảng cáo, kèm theo liên kết riêng cho mỗi hình ảnh/video đó.
- Trải nghiệm tức thì: là trải nghiệm toàn màn hình, mở ra sau khi người xem nhấn vào quảng cáo của bạn trên thiết bị di động. Bạn có thể tạo trải nghiệm tức thì để nêu bật thương hiệu hoặc sản phẩm và dịch vụ bằng hình ảnh.
Tại sao nên sử dụng Facebook Ads?
Hiện nay, đã có đến 2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên Facebook và tiềm năng khai thác từ lưu lượng truy cập khổng lồ ấy là vô cùng khủng khiếp. Mặc dù vậy, doanh nghiệp của bạn vẫn phải loay hoay đi tìm cho mình những khách hàng đầu tiên, trong khi bạn vẫn chăm chỉ cập nhật bài viết hàng ngày trên fanpage nhưng vẫn không nhận được tương tác. Lúc này, Facebook Ads chính là phương pháp hữu hiệu nhất lúc này mà bạn và doanh nghiệp của bạn nên triển khai.
Facebook là nơi có lượng người dùng khổng lồ
Không chỉ đơn giản là nơi chia sẻ trạng thái, cảm xúc nữa, mà hiện nay Facebook gần như trở thành “công cụ đa nền tảng” được sử dụng để chia sẻ báo mạng, cập nhật tin tức, kinh doanh, tiếp thị,… mà bạn chỉ cần không online 24 giờ cũng có thể trở thành “người tối cổ”. Để chứng minh điều này, chúng tôi sẽ đưa ra những con số giúp bạn thấy rõ mức độ khủng của Facebook như thế nào. Theo số liệu thống kê năm 2021 từ Tongluc:
- Facebook có 2.8 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng
- Facebook là trang web được truy cập nhiều thứ 3 trên thế giới
- Trung bình mỗi người dùng dành 58.5 phút/ngày để online Facebook
- 44% người dùng cho rằng các hành vi mua sắm của họ bị ảnh hưởng bởi Facebook
- 57% doanh nghiệp nhận thấy hiệu quả khi quảng bá sản phẩm, dịch vụ trên facebook
- 90 triệu doanh nghiệp nhỏ sử dụng facebook cho mục đích tiếp thị
Quá trình thiết lập đơn giản, hiệu quả nhanh chóng
Thiết lập chiến dịch quảng cáo Facebook không quá phức tạp và mất nhiều thời gian như bạn nghĩ, mà nó còn cho tỷ lệ ROI – tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư rất tốt. Kể cả cửa hàng nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn, chỉ cần lập tài khoản Business Facebook, sau đó thanh toán, xuất bản chiến dịch và chờ kết quả, tất cả chỉ vỏn vẹn trong vài phút.
Tiếp cận khách hàng mục tiêu
Không chỉ là nơi quy tụ một lượng người dùng khổng lồ, Facebook còn sở hữu lượng data rất chất lượng. Vì khi đăng ký tài khoản, bạn phải cung cấp các thông tin cá nhân dựa trên tinh thần tự nguyện như tên, giới tính, năm sinh, vị trí, nghề nghiệp, sở thích,… Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, các hành vi, hay những nội dung mà bạn quan tâm cũng được ghi nhớ vào hệ thống để tăng trải nghiệm cho người dùng. Vì thế, những dữ liệu có sẵn này sẽ giúp quảng cáo tiếp cận được đúng target khách hàng mà bạn chọn.
Những ai nên sử dụng Facebook Ads?
Facebook Ads là một dịch vụ mang lại hiệu quả vượt trội cho các công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải công ty, doanh nghiệp nào vận dụng hình thức này đều đạt được kết quả mong muốn. Bên cạnh sự thành công thì cũng có vô số doanh nghiệp chịu thất bại, làm hao tổn kinh phí, thời gian mà không thu được lợi nhuận khi sử dụng Facebook Ads.
Chính vì thế, bất kể bạn là ai, bạn thuộc lĩnh vực nào, không nhất thiết phải là chuyên gia mới có thể chạy quảng cáo Facebook, mà điều quan trọng là bạn nên cân nhắc thật kỹ lưỡng xem công ty của mình có phù hợp với với mạng lưới tiếp thị này hay không. Bởi vì, quảng cáo Facebook là nơi mà bạn tìm kiếm, tạo ra nhu cầu cho khách hàng chứ không phải là nơi duy nhất khách hàng có thể tìm kiếm sản phẩm.
Nhưng khi đã sử dụng Facebook Ads, bạn cần phải chú ý đến những vấn đề cốt lõi, những yếu tố quyết định đến sự thành bại của chiến lược.
Chuyển đổi tương tác thấp (Low-Friction Conversions)
Low-Friction Conversions là một trong những tips giúp cho các doanh nghiệp thành công khi quảng cáo Facebook. Bằng cách hiển thị những yêu cầu nhấp vào “Đăng ký”, “Đăng ký tài khoản”, “Đăng ký nhận tin”,… thay vì một mực ép mua, đây là cách đánh vào tâm lý khách hàng chậm nhưng chắc. Để dễ hiểu hơn, chúng ta thử lấy một ví dụ đơn giản nhé!
Khi bạn đang lướt newfeed trên Facebook, vô tình bạn nhấp phải quảng cáo của một trang web. Ngay lập tức, bạn được một loạt các tin nhắn mời mua sản phẩm, điều này chắc chắn sẽ làm bạn khó chịu.
Lúc này, hãy cho họ thời gian để tìm hiểu một vòng về doanh nghiệp của bạn, sau đó mới tư vấn, giới thiệu những tính năng cũng như ưu đãi mà sản phẩm đang cung cấp. Nếu cảm thấy hứng thú, có thể để lại địa chỉ email hoặc số điện thoại để được tư vấn kỹ hơn. Như thế, khách hàng mới thấy được sự chu đáo và chuyên nghiệp của bạn.
Mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh hiệu quả nhất khi quảng cáo Facebook chính là kiếm tiền lâu dài, tích tiểu thành đại. Khi khách hàng đã để lại thông tin, bạn tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng, chốt được đơn hàng thì bạn nên duy trì điều này theo thời gian, xây dựng niềm tin đối với họ để có thể kiếm thu nhập dài lâu.
Đồng thời, bạn không nên quá tập trung vào những đơn hàng lớn nhưng ngắn hạn, thay vào đó bạn cũng cần hướng tới những đơn hàng nhỏ lẻ nhưng lâu dài. điều này cần phải có quá trình chăm sóc và tiếp thị khách hàng thật tận tình và chuyên nghiệp.
Cách target Facebook Ads hiệu quả
Tùy thuộc vào mỗi loại sản phẩm, dịch vụ mà bạn quảng cáo sẽ phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau. Giống như trò chơi bắn cung vậy, tùy vào độ căng của cung tên mà bạn sẽ chọn bia có khoảng cách phù hợp. Nhưng làm thế nào để mũi tên của bạn bắn trúng hồng tâm? Đây mới là yếu tố quyết định thành bại của một chiến dịch quảng cáo Facebook.
Về kỹ thuật, có 3 nhóm đối tượng mà bạn có thể target:
Core Audience
Core Audience là target trực tiếp vào nhóm khách hàng thông qua các tiêu chí như:
- Vị trí: theo quận/huyện, tỉnh/thành phố hoặc theo bán kính gần địa điểm/trụ sở kinh doanh.
Ví dụ: Vũng Tàu, Hồ Chí Minh, Hà Nội, quận Phú Nhuận, quận Hoàn Kiếm,…
- Nhân khẩu học: bao gồm giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân,…
Ví dụ: nữ, 25 tuổi, nhân viên văn phòng, độc thân,…
- Sở thích
Ví dụ: bạn kinh doanh quần áo – bạn chọn target sở thích thời trang, hoặc bạn kinh doanh mỹ phẩm – bạn chọn target sở thích làm đẹp,…
- Hành vi: thói quen, hành vi quan tâm hàng ngày
Ví dụ: bạn kinh doanh ốp lưng điện thoại iPhone – chọn target khách hàng truy cập Facebook bằng iPhone,…
Custom Audience
Custom Audience nghĩa là target nhóm khách hàng có sẵn, dữ liệu này được thu thập trong quá trình chạy quảng cáo. Các tệp khách hàng bao gồm:
- Người dùng đã truy cập website
- Người dùng tương tác với bài viết, fanpage
- Những người đã xem video
- Những người đã gửi tin nhắn cho fanpage
Sau đó, bạn có thể chạy quảng cáo đến các tệp đối tượng trên. Hình thức này còn được gọi là remarketing Facebook.
Lookalike Audience
Lookalike Audience là tạo ra những tệp khách hàng tương tự như Custom Audience, bao gồm sở thích, hành vi, độ tuổi,… Nhưng các tệp mới này sẽ không bị trùng nhau, giúp đối tượng quảng cáo của bạn được đa dạng và không bị trùng lặp, tạo ra kết quả tối ưu nhất.
Cho đến nay, cả ba phương pháp target này đều được người làm Facebook Ads sử dụng và kết hợp rất thành công.
Các lỗi vi phạm chính sách quảng cáo Facebook
Facebook Ads đang được các doanh nghiệp ứng dụng rất tích cực trong lĩnh vực Marketing. Nhưng “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy”, để tránh việc lan truyền thông tin nhạy cảm hay bất hợp pháp, ông trùm Facebook (Meta) đã đưa ra những nguyên tắc về chính sách quảng cáo nhằm thắt chặt và kiểm soát dịch vụ một cách tốt nhất. Dưới đây là những lỗi vi phạm cần tránh để tài khoản của bạn không bị gắn cờ hoặc bị khóa.
Sử dụng từ ngữ
Từ ngữ bạn sử dụng khi chạy quảng cáo Facebook có thể trau chuốt, bóng bẩy hay pha chút hài hước đều được. Nhưng nhất định phải tránh những trường hợp liên quan đến:
- Lĩnh vực y tế: các từ ngữ liên quan đến tên bệnh, các bộ phận bên trong cơ thể, từ chỉ người bệnh, tên thuốc, từ ngữ mang nghĩa tiêu cực.
- Tài chính: Các từ bị cấm thường liên quan đến cho vay. Những câu từ như “cho vay”, “vay vốn”, “lãi suất”, “vay tín chấp”,…
- Thành phần hóa chất, hóa học: “Vitamin”, “Omega”, “Axit”, “Chất xơ”, Thành phần dược liệu…
- Cảm xúc, sức khỏe, tinh thần: “Chết chóc”, “Đau đớn”, “Tuyệt vọng”, “Tự tử”, “Tử nạn”,…
- Chỉ đích danh ai đó, giới tính, chủng tộc, quốc gia: “Ông kia”, “Bà nọ”, “Nữ giới”, “Nam giới”
- Phân biệt chủng tộc: “Anh”, “Pháp”, “Người da đen”, “Người da trắng”, “Dân tộc”,…
- Nội dung cam kết: “Cam kết hiệu quả” , “hiệu quả tức thì”, “không hiệu quả hoàn lại tiền”,…
- Sử dụng từ ngữ vi phạm bản quyền thương hiệu: Adidas, Gucci, Dior, Louis Vuitton, Balenciaga,… để quảng cáo cho sản phẩm của mình.
Sử dụng hình ảnh
Facebook sẽ không phê duyệt những quảng cáo sử dụng hình ảnh:
- Nhạy cảm, cận cảnh bộ phận cơ thể
- Bạo lực máu me, đánh nhau,…
- Hình ảnh có tính chất so sánh: before – after/trước và sau qua hình ảnh, so sánh cơ thể, sản phẩm, hình thể, vật thể,…
Các lỗi vi phạm khác trong quá trình chạy quảng cáo Facebook
- Lịch sử tài khoản quảng cáo đã từng bị báo cáo hoặc vi phạm chính sách
- Hành vi quảng cáo bị nghi vấn
- Tạo nhiều quảng cáo liên tục ở nhiều nơi, nhiều địa chỉ IP khác nhau
- Target không đúng độ tuổi khách hàng
- Không thanh toán chi phí cho Facebook
- Không hoạt động thường xuyên
Trong cuộc đua của hàng tỷ con người đang sử dụng Facebook làm nền tảng quảng cáo trực tuyến, ngoài việc xác định mục tiêu rõ ràng, nhắm đúng khách hàng mục tiêu, đầu tư cho nội dung, thì tuân thủ đúng những quy định nói trên chính là điều kiện không thể bỏ qua. Muốn cạnh tranh công bằng trên sân chơi này, bạn không thể “lách luật”, chỉ cần không nắm rõ, lá cờ cảnh báo sẽ được gắn trên tài khoản của bạn.
Lời kết
Hy vọng với những kiến thức được chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về Facebook Ads. Đây chính là nguồn tài nguyên mà hầu hết các doanh nghiệp đang khai thác triệt để, nhằm xây dựng thương hiệu, nâng cao lợi nhuận một cách hiệu quả. Nếu đang có ý định tham gia vào đường đua này, hãy bắt tay tìm hiểu và thực hiện ngay nhé, KINGSEO sẽ đồng hành cùng bạn!