Inbound Marketing đang dần trở thành xu hướng mới trong Marketing hiện đại, đem đến các cơ hội cũng như giải pháp hiệu quả để thu hút khách hàng mục tiêu và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Để hiểu rõ về khái niệm Inbound Marketing là gì cũng như cách xây dựng chiến lược Inbound Marketing ra sao, hãy cùng KINGSEO khám phá trong bài viết dưới đây.
Inbound Marketing là gì?
Inbound Marketing là một chiến lược Marketing được thực hiện thông qua việc tạo ra các giá trị và nội dung hữu ích cho người dùng với mục tiêu thu hút sự chú ý và kích thích họ tìm kiếm các thông tin liên quan đến sản phẩm/doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ triển khai các giai đoạn thu hút, tiếp cận, nuôi dưỡng để tăng tỷ lệ chuyển đổi từ người dùng có nhu cầu thành khách hàng của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nếu lý thuyết suông vẫn còn khó hiểu và gây mơ hồ cho bạn về định nghĩa Inbound Marketing, bạn có thể xem thêm ví dụ sau:
Khi bạn muốn mua sản phẩm xe gắn máy nhưng chưa cho có nhiều thông tin về giá cả, chất lượng có phải việc đầu tiên là lên Google tìm kiếm thông tin về xe trước khi đưa ra quyết định. Sau đó, bạn dựa trên các trang thông tin như thương hiệu, mẫu mã, giá cả mà so sánh và tìm ra các mẫu xe phù hợp trước khi mua hàng.
Xuất phát từ thói quen mua hàng này, mà doanh nghiệp sẽ thực hiện các hoạt động Inbound Marketing như viết bài review, mô tả sản phẩm cung cấp các thông tin hữu ích, chất lượng về các mẫu xe hay doanh nghiệp để tăng tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng và tạo niềm tin của khách hàng về thương hiệu.
Lợi ích của Inbound Marketing?
Inbound Marketing hiện đang được hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới lẫn Việt Nam áp dụng và triển khai bởi những lợi ích mà phương pháp này mang lại, nhất là với những công ty có nguồn ngân sách và nhân lực hạn chế.
Chi phí thấp, hiệu quả cao
Chiến lược Inbound Marketing được thực hiện dựa trên quá trình sáng tạo nội dung và tối ưu hóa website với mục đích thu hút khách hàng tìm đến sản phẩm của bạn. Qua đó, doanh nghiệp bạn sẽ có được tệp dữ liệu khách hàng tiềm năng quan trọng. Vì thế, Inbound Marketing là một hình thức Marketing mang về hiệu quả cao nhưng chi phí lại rất tiết kiệm.
Đánh đúng đối tượng mục tiêu
Với Outbound Marketing, có rất nhiều đối tượng sẽ đọc được quảng cáo sản phẩm của bạn nhưng số lượng có nhu cầu mua hàng lại rất ít. Thay vì tiếp cận tràn lan, Inbound Marketing tạo ra các giá trị và nội dung hữu ích cho người dùng với mục tiêu thu hút sự chú ý và kích thích họ tìm kiếm các thông tin liên quan đến sản phẩm/doanh nghiệp. Vì thế, Inbound Marketing sẽ nhắm đúng đến các khách hàng thực sự muốn mua sản phẩm của bạn.
Giữ chân khách hàng
Không chỉ tiếp cận được với chính xác khách hàng tiềm năng, mà Inbound Marketing còn tạo ra mối quan hệ thân thiết bằng những thông tin hữu ích và đáng tin cậy. Inbound Marketing cung cấp cho người dùng nội dung có giá trị, giúp giải quyết khó khăn họ gặp phải. Qua đó, doanh nghiệp của bạn dễ dàng có được sự tin cậy, nhận thức thương hiệu và quyết định đồng hành lâu dài của khách hàng.
Sự khác biệt giữa Inbound và Outbound Marketing?
Outbound Marketing là các hình thức tiếp thị Marketing truyền thống trong đó doanh nghiệp chủ động đi TÌM KIẾM khách hàng qua các kênh marketing, quảng cáo. Các hoạt động được thực hiện để gửi tới khách hàng thông tin chi tiết về sản phẩm. Tuy nhiên, các thông tin này được truyền tải một cách khá đại trà và tràn lan mà không quá tập trung vào khách hàng mục tiêu.
Ví dụ: Các quảng cáo trên tivi đã không còn quá xa lạ với bất kỳ ai. Dù gây tụt “mood” và khó chịu cho nhiều khán giả nhưng hình thức này lại được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi để tiếp cận lượng lớn khách hàng nhanh chóng dù phải đánh đổi một khoản phí đắt đỏ.
Vì vậy, có thể nhận ra khác biệt chính giữa 2 hình thức tiếp thị này. Nếu mục đích của Inbound Marketing là tập trung thu hút khách hàng thì Outbound Marketing là chủ động tìm kiếm khách hàng. Chưa dừng lại ở đó, 2 phương pháp còn có một số đặc điểm khác biệt mà bạn có thể nhận ra ngay.
Đặc điểm | Inbound Marketing | Outbound Marketing |
Tương tác | Mang tính hai chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng | Một chiều từ doanh nghiệp đến khách hàng |
Nội dung | Nội dung kỹ thuật số, thông tin hướng đến các đối tượng cụ thể và được tạo ra giúp giải quyết các vấn đề của người tiêu dùng. | Nội dung phi kỹ thuật số được tạo ra để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và bán được sản phẩm. |
Kênh triển khai | Viết BlogTối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)Social media marketingEmail marketing,… | Đặt biển quảng cáo billboardsGửi email bán hàngQuảng cáo trên radio, tivi.Cold Calling: các cuộc gọi tiếp thị bán hàng…. |
Đối tượng khách hàng | Khách hàng có nhu cầu liên quan đến sản phẩm, dịch vụ. | Tiếp cận đa dạng đối tượng khách hàng |
Đo lường hiệu quả | Có thể đo lường hiệu quả | Khó đo lường |
Dựa vào những điểm khác biệt trên, có thể thấy chiến lược Outbound tập trung vào việc tiếp cận khách hàng một cách trực tiếp và hơi mù quáng chưa kể tốn kém khá nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Đó là lý do tại sao mà ngày nay phương pháp này đang mất dần vị thế và nhường chỗ cho Inbound Marketing. Chiến lược lý tưởng cho những doanh nghiệp muốn tối ưu hóa chi phí, hiệu quả công việc và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.
Cách xây dựng chiến lược Inbound Marketing mới nhất 2021
Tiến trình thực hiện Inbound Marketing được thực hiện dựa vào hành vi mua của khách hàng. Theo đó, Inbound Marketing được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn Attract – Thu hút
Đây là giai đoạn doanh nghiệp tiến hành thu hút khách hàng biết đến mình bằng việc cung cấp giá trị hữu ích thay vì tiếp thị tràn lan hay ép buộc họ mua hàng như Outbound Marketing.
Một số hoạt động để thu hút khách hàng có thể kể đến như:
- Sáng tạo nội dung, xây dựng content marketing thu hút là cách thức hiệu quả để khách hàng biết đến doanh nghiệp của bạn. Các thông tin mà bạn cung cấp có thể là về sản phẩm, giải pháp, tips, chương trình khuyến mãi…
- Bên cạnh đó, khách hàng sẽ dễ dàng tìm thấy thông tin của bạn hơn khi bạn sử dụng chiến lược SEO – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. SEO trong Inbound Marketing cũng là cách để website của bạn trở nên nổi bật hơn so với hàng triệu đối thủ khác.
- Bạn cũng có thể thực hiện Marketing Inbound bằng các chiến dịch quảng bá thông qua các kênh Social Media như Facebook, Youtube hay quảng cáo Google…
Trong suốt giai đoạn thu hút này, lực hấp dẫn để khách hàng có những ấn tượng tốt với thương hiệu của bạn chính là nội dung. Sau đó, bạn hãy kết hợp với SEO và các trang mạng xã hội khác để tăng nhận diện thương hiệu, tăng lượng truy cập của khách hàng đến website.
Giai đoạn Engage – Tiếp cận
Khi đã thu hút được khách hàng ghé thăm website của bạn, tiếp đến là giai đoạn tiếp cận, kết nối, tạo quan hệ thân thiết với khách hàng tiềm năng giúp tăng khả năng mua hàng một cách tự nhiên nhất. Trong đó, hai mục tiêu chính của giai đoạn này vẫn là tăng tương tác và thúc đẩy chuyển đổi thông qua các hình thức như:
- Landing Page bán hàng: giúp đến gần hơn với những khách hàng có nhu cầu tìm hiểu, quan tâm sâu hơn về sản phẩm của bạn trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Vậy nên, bạn cần thiết kế một Landing Page có nội dung, hình thức thật lôi cuốn và mang tính thúc đẩy nhằm chuyển đổi hành vi người dùng thành khách hàng thực sự.
- CTA – khuyến khích hành động: tương tự như Landing Page, CTA của bạn phải thực sự hấp dẫn và nổi bật thì mới có thể biến người dùng thành khách hàng tiềm năng. Một chiếc CTA đơn giản, nổi bật, đặc biệt mang tính thôi thúc người dùng sẽ được đánh giá rất cao. Một vài cách đặt CTA bạn có thể tham khảo như: đặt CTA dẫn về Landing page bên trên, đặt CTA khuyến khích người dùng nhận tài liệu miễn phí, tham gia sự kiện,…
- Biểu mẫu (Form): nên chứa đầy đủ thông tin hữu ích để tăng tối đa cơ hội chuyển đổi. Khi thực hiện biểu mẫu, bạn nên lưu ý:
- Form nên có tiêu đề hoàn chỉnh
- Thiết kế bắt mắt và chất lượng
- Nút lệnh diễn tả được chính xác nhu cầu của người dùng
- Biểu mẫu nên được đặt tại vị trí dễ nhìn thấy nhất của website để gây ấn tượng với người dùng.
Một số biểu mẫu có thể tham khảo như: “Nhận khóa học miễn phí”, “Tìm hiểu thêm”, “Nhận tài liệu miễn phí”,…
Giai đoạn Delight – Làm hài lòng
Đây là giai đoạn cuối cùng giúp mang lại sự hài lòng cho khách hàng trên hành trình mua hàng. Vậy làm sao để vui lòng khách đến vừa lòng khách đi hay để giữ chân khách hàng tiếp tục ủng hộ doanh nghiệp và quảng bá thương hiệu rộng rãi hơn.
- Chốt đơn hàng: giai đoạn quyết định thành bại của một quá trình Inbound Marketing. Với những khách hàng đã để lại đầy đủ thông tin liên hệ tại form đăng ký tư vấn hoặc trên các kênh social, đây là thời điểm tốt để triển khai chiến lược chốt sale. Một số hoạt động phổ biến trong giai đoạn này có thể áp dụng như: liên hệ tư vấn trực tiếp, cung cấp chương trình khuyến mãi hấp dẫn,..
- Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng: một tiến trình không kém quan trọng để chạy nước rút về đích. Với những khách hàng còn do dự chưa chốt đơn đây là lúc bạn cần thúc đẩy họ mạnh mẽ hơn để tạo ra đơn hàng thay vì để vuột mất khách hàng. Chiến lược nuôi dưỡng khách hàng được thực hiện qua các kênh như: Email Marketing, Social Media,…
- Chăm sóc khách hàng: dịch vụ sau mua hàng mà mỗi khách hàng đều quan tâm và đánh giá cao nếu doanh nghiệp cung cấp tốt. Khi tạo được ấn tượng tốt không chỉ giữ được một lượng khách hàng trung thành với doanh nghiệp mà còn tác động đến hành vi mua hàng của những khách hàng khác. Một trong các cách bạn có thể chinh phục những “vị thượng đế” như chính sách miễn phí vận chuyển, cam kết bảo hành, ưu đãi cho khách hàng vào các dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ,…
Lời kết
Inbound Marketing là chiến lược marketing tiếp cận chính xác nhu cầu, hành vi của người dùng. Với mỗi giai đoạn Inbound Marketing, doanh nghiệp cần thực hiện theo từng phương pháp cụ thể để đạt được hiệu quả tốt nhất. Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về Inbound Marketing, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay KINGSEO để được giải đáp bạn nhé. Chúc các bạn thành công!