Marketing là gì? Tất tần tật những điều cần biết về Marketing

Quoc Dung, 21/12/2021

Nhắc đến Marketing bạn sẽ nghĩ ngay đến các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, nghiên cứu sản phẩm, khuyến mãi,..nhưng như vậy vẫn là chưa đủ để nói về tầm vóc của Marketing. Bởi thực tế, Marketing còn rộng lớn hơn những gì bạn nghĩ rất nhiều. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật những điều cần biết về Marketing giúp bạn hiểu đúng và đủ nhất về thuật ngữ này và vận dụng nó một cách hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Marketing là gì?

Marketing là gì?

Marketing hay còn gọi là Tiếp thị là một tập hợp gồm các hoạt động và quy trình liên quan đến việc nghiên cứu, quảng bá, bán và phân phối các sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng. 

Dù thực hiện bằng các hoạt động nào thì yếu tố cốt lõi của Marketing vẫn là sự thấu hiểu nhu cầu, hành vi của khách hàng để thuyết phục họ chọn mua sản phẩm, dịch vụ của bạn. 

Tại sao Marketing quan trọng đối với doanh nghiệp?

Với thương trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, việc tiếp cận và xác định được nhiều khách hàng tiềm năng luôn là bài toán hóc búa mà mọi doanh nghiệp đang gặp phải. Khi đó, Marketing là công cụ cực kỳ quan trọng giúp giải quyết các vấn đề khó nhọc này một cách đơn giản và hiệu quả nhất. Hơn nữa, việc hiểu được tầm quan trọng của Marketing và đầu tư bài bản, nghiêm túc sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thu về những lợi ích vô cùng to lớn.

Xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp

Xây dựng thương hiệu

Theo khảo sát của Nielsen, 59% khách hàng có xu hướng lựa chọn những thương hiệu mà họ cảm thấy quen thuộc và tin tưởng. Đây lý do doanh nghiệp bạn cần tạo dựng một thương hiệu chuyên nghiệp với khách hàng.

Nhưng một chiến lược xây dựng thương hiệu sẽ không thể thành công nếu thiếu đi một kế hoạch marketing hiệu quả để thúc đẩy quá trình nhận biết của khách hàng đến thương hiệu. Hãy tạo dựng sự độc đáo và khác biệt từ thương hiệu của bạn so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. 

Theo Philip Kotler, cha đẻ của ngành Marketing đã từng nói: “Nếu bạn không phải là một thương hiệu, bạn sẽ chỉ là một loại hàng hóa”. Chính vì thế, có một chiến dịch marketing tốt sẽ giúp quảng bá rộng rãi tên tuổi, mức độ nhận diện thương hiệu đến nhiều khách hàng hơn và tăng tỷ lệ cạnh tranh trên thị trường.

Giúp thông tin về doanh nghiệp được nhiều khách hàng biết đến

Marketing chính là cầu nối cung cấp cho khách hàng những hiểu biết sâu sắc nhất về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Những thông tin về giá cả, chất lượng sản phẩm, kích cỡ,…nếu không có các kênh Marketing truyền tải, người tiêu dùng sẽ khó nắm bắt được dẫn đến các quyết định mua hàng càng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, hãy để Marketing cung cấp cho người dùng những nội dung hữu ích nhất tại thời điểm họ cần.

Tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng hơn 

Tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng hơn 

Như Danielle Sacks đã nói: “Internet đã biến những gì từng là một thông điệp có kiểm soát và đơn hướng thành một cuộc đối thoại trong thời gian thực với hàng triệu người”.

Quả thật, marketing thời đại số đã giúp doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng, hiệu quả chỉ với một cú click chuột để chat, gọi điện, gửi mail,… Tất nhiên trong hàng trăm triệu người tương tác này kể cả có nhu cầu hay không thì vẫn có khả năng họ sẽ trở thành khách hàng chính thức của bạn.

Xây dựng mối quan hệ vững chắc giữa doanh nghiệp với khách hàng

Marketing không đơn thuần là việc nghiên cứu phát triển sản phẩm, bán hàng, quảng bá sản phẩm tới công chúng mà nó còn bao gồm cả việc chăm sóc khách hàng, xây dựng mối quan hệ vững chắc giữa khách hàng và doanh nghiệp. Để làm được điều đó, doanh nghiệp 

cần tìm cách để luôn ở trong tâm trí của khách hàng thông qua các chiến lược Marketing như: khuyến mãi, giảm giá, hậu mãi,…Hãy nhớ khách hàng là thượng đế và hãy làm tất cả để thượng đế hài lòng.

Thúc đẩy doanh số bán hàng

Thúc đẩy doanh số bạn hàng

Suy cho cùng mục đích cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận và marketing là điều kiện cần để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó. 

Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, tư duy tiếp thị “Hữu xạ tự nhiên hương” sẽ không còn phù hợp cho doanh nghiệp nữa, bởi sản phẩm chất lượng nhưng không một ai biết đến thì không thể nào tạo ra doanh số được. Chính vì thế, nếu muốn bán được nhiều hàng doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, có các chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả để bùng nổ doanh số, tối ưu lợi nhuận.

Các hình thức Marketing phổ biến hiện nay

Để tìm hiểu từ A đến Z về Marketing thì không thể bỏ qua các hình thức marketing được các doanh nghiệp áp dụng trong thời đại công nghệ số ngày nay. Nắm rõ các phương pháp này sẽ giúp bạn biết được nên áp dụng hình thức nào là phù hợp và mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

SEM / SEO – Search Engine Marketing / Search Engine Optimization

Trước đây, SEM bao gồm tất cả các chiến thuật tối ưu hóa thứ hạng trên công cụ tìm kiếm có trả phí và không trả phí và SEO được xem là một thành phần của SEM.

Tuy nhiên, với tốc độ tiến hóa nhanh chóng của Digital Marketing, SEO và SEM dần được tách thành hai định nghĩa riêng biệt, độc lập nhưng lại bổ trợ cho nhau. Chính xác hơn, theo trang Search Engine Land, SEM là “quá trình gia tăng lượng truy cập trang web bằng cách mua quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm”. Còn SEO là “quá trình gia tăng lượng truy cập từ kết quả tìm kiếm tự nhiên hoặc miễn phí”.

SEM / SEO

Dù là phương pháp tính phí hay miễn phí thì SEO và SEM đều có những ưu thế tiếp thị riêng biệt nên hầu hết doanh nghiệp nào cũng cần hiểu rõ vào vận dụng linh hoạt chúng sao cho hiệu quả. 

PA – Paid Advertising

PA – Paid Advertising

Paid Advertising là một trong những phương pháp tiếp thị trả phí giúp doanh nghiệp tìm kiếm được tệp khách hàng tiềm năng nhiều nhất có thể. Paid Advertising bao gồm nhiều hình thức marketing quan trọng khác nhau từ marketing truyền thống lẫn hiện đại. Một số phương thức mà các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng có thể kể đến như TVC, quảng cáo trên phương tiện truyền thông in ấn hay PPC (trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột), quảng cáo có trả tiền; Native Advertising (quảng cáo ngữ cảnh); Social Media (Facebook, Tiktok, Google Display Network)…

Social Media Marketing

Social Media Marketing

Social Media Marketing: là các hoạt động marketing được thực hiện trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, Youtube, Twitter, Pinterest,..Social Media Marketing bao gồm việc tạo ra nội dung, lắng nghe và tương tác với những người theo dõi, phân tích kết quả và chạy quảng cáo trên social media. Đây là một trong những hình thức marketing phổ biến hàng đầu hiện nay mà hầu hết bất cứ doanh nghiệp nào cũng sử dụng. 

Influencer Marketing 

Influencer Marketing là chiến lược marketing sử dụng khá rộng rãi hiện nay. Hình thức sử dụng những người có tầm ảnh hưởng, dựa trên mức độ nổi tiếng của họ lan truyền thông điệp, quảng bá sản phẩm đến người dùng. Một số nhóm Influencer – KOLs phổ biến có thể kể đến như: người nổi tiếng (ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ), người sáng tạo nội dung, các chuyên gia trong ngành,…

Influencer Marketing

Ví dụ: Sự thành công của OPPO không chỉ đến từ những chiếc smartphone tốt, giá tầm trung mà còn là sự tài tình trong chiến lược Influencer Marketing với sự góp mặt của ca sĩ Sơn Tùng – MTP, người có ảnh hưởng nhất nhì showbiz hiện nay. 

Với sự hợp tác này người dùng dường như quên đi mác smartphone “Made in China” mà thay vào đó họ bị thu hút và đặt niềm tin tuyệt đối vào Oppo như là 1 dòng điện thoại dành cho giới trẻ, thể hiện sự sành điệu, quý phái, lịch lãm như thần tượng của họ vậy.  

VSM – Video Search Marketing

VSM – Video Search Marketing: hình thức marketing online sử dụng các công cụ video, clip được đăng tải lên internet thông qua các mạng chia sẻ video như facebook, youtube, vimeo…Hay gần đây nhất là nền tảng Tiktok với hàng triệu người dùng theo dõi đã giúp nhiều doanh nghiệp nhỏ có cơ hội tiếp cận với nhiều khách hàng hơn và gửi những thông điệp quảng cáo thú vị đến họ một cách nhanh chóng và mang lại hiệu quả vượt trội.

Các video quảng cáo triệu views trên nền tảng TikToK

Email Marketing/ SMS Marketing

Email Marketing/ SMS Marketing: là hình thức doanh nghiệp tiếp thị thông tin (bán hàng, khuyến mãi, sự kiện) đến khách hàng bằng email hoặc sms. Dù là hình thức không quá mới mẻ nhưng tác động của các tin nhắn hay email đến khách hàng không bao giờ là nhỏ, giúp tăng mức độ nhận diện thương hiệu và tạo lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. 

Ngân hàng VPBank thực hiện chiến lược Email Marketing cho chủ đề mở tài khoản số đẹp 

Online Viral Marketing

Online Viral Marketing là một chiến lược Marketing được thực hiện nhằm tác động đến hành vi chia sẻ, lan truyền nội dung, thông điệp từ người này đến người khác một cách nhanh chóng. 

MV “Đi để trở về” của Soobin Hoàng Sơn phối hợp với thương hiệu Biti’s Hunter 

Ví dụ: “Đi để trở về” là chiến lược Marketing dài hạn của Biti’s Hunter, kéo dài từ cuối năm 2016 đến nay. Soobin Hoàng Sơn đã hợp tác cùng Biti’s trong chiến dịch “Đi để trở về” mùa 1, mùa 2 và cả 2 mùa đều có những kết quả thành công rực rỡ. MV “Đi để trở về” đã thu về 81 triệu lượt xem và trở thành ca khúc quen thuộc đối với nhiều người. Đặc biệt, lời hát “Đi để trở về” đã trở thành hot trend và lan truyền rộng rãi đến bộ phận giới trẻ.

Buzz Marketing 

Buzz Marketing (marketing tin đồn): là một chiến lược Marketing được sử dụng để thu hút sự chú ý của khách hàng và những người có tầm ảnh hưởng trong xã hội để khuếch đại thông điệp Marketing. Buzz Marketing được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau: truyền thông gây sốc, truyền thông hài hước, truyền thông ấn tượng, truyền thông gây tranh cãi, truyền thông độc đáo,…

Dàn siêu mẫu nóng bỏng bên máy bay Vietjet Air

Ví dụ: Năm 2013, hãng hàng không Vietjet Air đã mạnh tay mời “nữ hoàng nội y” Ngọc Trinh cùng dàn siêu mẫu diện bikini và tạo dáng trên máy bay. Theo nhận định của CAPA thì nhờ vào chiến dịch PR “khủng” này, mức độ nhận diện của hãng VietJet đã tăng đến 98%, danh tiếng của Vietjet đã được lan tỏa trên diện rộng. 

Học ngành Marketing ra trường làm gì? 

Marketing là một trong những ngành dẫn đầu xu hướng thị trường và hot nhất hiện nay được các công ty rất chú trọng phát triển. Do đó, nếu bạn đang theo học ngành Marketing thì sẽ có vô số cơ hội và lựa chọn nghề nghiệp dành cho bạn bao gồm:

  • Bộ phận quảng cáo (Advertising): Các công ty thường đưa ra thị trường các sản phẩm mới và nhắm tới các phân khúc thị trường khác nhau. Nhiệm vụ của bộ phận quảng cáo là quảng bá và truyền tải thông điệp của sản phẩm/dịch vụ đến với người tiêu dùng thông qua các TVC, các phương tiện truyền thông, biển quảng cáo.
Bộ phận Quảng cáo
  • Bộ phận quan hệ công chúng (Community Involvement hay Public Relations): Bộ phận liên quan đến việc nghiên cứu và thực hiện các công việc truyền thông, đối ngoại của doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Người làm PR sẽ phụ trách công việc tương tác với các mối quan hệ xung quanh doanh nghiệp, tổ chức nhằm duy trì mối quan hệ giữa các bên và tạo dựng hình ảnh tốt đẹp nhất cho doanh nghiệp.
  • Bộ phận Chăm sóc khách hàng (Customer service): Công việc của nhân viên chăm sóc khách hàng bao gồm tư vấn, cung cấp thông tin, tiếp nhận ý kiến khách hàng và giải đáp các thắc mắc để có được niềm tin, sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng. 
  • Bộ phận Direct Marketing: giữ nhiệm vụ gửi thông điệp trực tiếp đến với người tiêu dùng thông qua các phương tiện marketing trực tiếp như gửi email, biểu mẫu, phát tờ rơi, chào hàng qua điện thoại,..
  • Bộ phận Phân phối (Distribution): Công việc của bộ phận phân phối là vận chuyển sản phẩm, hàng hóa từ doanh nghiệp sản xuất đến các cửa hàng, siêu thị.
  • Bộ phận Nghiên cứu thị trường (Market Research): hình thành nên ý tưởng phát triển sản phẩm mới và lựa chọn chiến lược định vị đúng đắn cho sản phẩm. Từ đó, nhân viên bộ phận Nghiên cứu thị trường thực hiện thu thập, ghi chép, phân tích dữ liệu về các vấn đề liên quan đến việc marketing sản phẩm và dịch vụ.
Bộ phận Nghiên cứu thị trường
  • Bộ phận Lập kế hoạch truyền thông (Media Planning): xác định rõ ràng phương hướng thực hiện các chiến lược truyền thông của doanh nghiệp. Người lập kế hoạch truyền thông sẽ thiết lập các mục tiêu, đối tượng liên quan, các hình thức truyền thông, phương án chi tiết… để đạt được mục đích chiến dịch truyền thông đã đề ra. 
  • Bộ phận Định giá sản phẩm (Product pricing): tiến hành công việc xác định giá cả sản phẩm, đã bao gồm chi phí và giá trị của chúng.
  • Bộ phận Kinh doanh bán hàng (sales): bộ phận quan trọng giúp thúc đẩy doanh thu công ty. Nhân viên Sales có nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp với khách, tư vấn giúp khách hàng lựa chọn được những sản phẩm, dịch vụ phù hợp. Đồng thời, nhân viên kinh doanh cũng cần giải đáp các thắc mắc về sản phẩm dịch vụ, thuyết phục khách mua hàng giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng.  
  • Bộ phận One-to-one marketing ( Marketing cá nhân hoá/ Marketing 1-1): công việc quan trọng giúp doanh nghiệp cải thiện trải nghiệm của khách hàng, tăng lòng trung thành với thương hiệu, tạo ra sự nhất quán giữa các kênh truyền thông… Vì thế, người thực hiện marketing cá nhân hoá sẽ phân tích các số liệu liên quan đến khách hàng (nhân khẩu học, nền tảng, hành vi,..) để đưa ra các thông điệp, chiến lược marketing cá nhân hoá tới từng đối tượng cụ thể. 
  • Bộ phận Impression marketing: Đối với người làm SEO, Impression là tổng số lần hiển thị trang web của bạn trên kết quả tìm kiếm. Nếu là nhân viên của bộ phận này bạn sẽ phải làm các công việc khác nhau để tăng mức độ phổ biến tạo nhận thức tốt cho khách hàng về sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp.

Lời kết 

Marketing là một trong những hoạt động quan trọng nhất của doanh nghiệp nhất là trong thời đại kỹ thuật số bùng nổ như hiện nay. Vì thế, bạn cần hiểu rõ từng kiến thức về Marketing một cách chắc chắn để đưa ra những chiến lược phù hợp nhất. Trên đây là toàn bộ kiến thức cơ bản nhất về Marketing nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay KINGSEO để được giải đáp bạn nhé. 

Các bài viết liên quan